May 25, 2012

Gác cu

Lời giới thiệu:
Chào các bạn, đất nước ta 90% là nông nghiệp. Thôn quê Việt nam ẩn chứa nhiều thú vị mà nhiều người vẫn chưa biết. Laonong may mắn sinh ra và lớn lên ở nông thôn Nam bộ nên cũng biết nhiều điều về vùng đất trù phú này.

- Dân gian có câu: " Cu kêu 3 tiếng cu kêu, mau mau tới Tết dựng nêu ăn chè". Hình ảnh chú chim cu gắn liền với sự êm đềm của thôn quê Nam bộ, vậy bạn đã biết gì về chú chim hiền lành này? Bạn có biết tại sao người ta nói những người đi gác (bẩy) cu là ngu?
- Các bạn ăn chuối hàng ngày vậy có biết cây chuối ra sao, trồng thế nào? và nhất là bí quyết chọn mua chuối ngon, không bơm thuốc thế nào?
- Bạn ăn cá hàng ngày vậy bạn có biết cách bắt cá ở nông thôn ra sao? Bạn từng nghe nói cá dưới nước bổng dưng nhảy lên bờ ruộng để rồi nằm đó cho người ta đi ngang ...nhặt?!
- Và nhiều thứ nữa.................
Dân gian ta có câu: Trên đời có 4 cái ngu. Làm mai, lảnh nợ, gác cu, cầm chầu.
Như vậy "gác cu" là cái ngu đứng hàng thứ 3. Mời các bạn cùng laonong đi thực tế, gặp gỡ các "kì nhân" "dị sĩ" chuyên về gác cu để xem họ "ngu" cở nào.

Chuyến đi kì thú:
Để thực hiện phóng sự này, tôi quyết định đi thực tế ở xã Bình Chánh, thuộc huyện Bình Chánh, TPHCM. Xã này tuy gần quốc lộ nhưng vẫn còn nhũng cánh đồng lúa xanh mơn mỡn và những khu vườn cây ăn trái um tùm- Nơi lí tưởng cho chim cu sinh sống.

Xuyên qua những con đường rợp bóng cây, tôi lần theo tiếng chim cu gáy dồn dập, cuối cùng cũng đến được một khu vườn mà trong đó có 1 ngôi nhà khá rộng, nhưng đặc biệt là những tiếng cu gáy dồn dập cú vang lên không ngớt quanh nhà và trên cây.

Nhìn vào tôi thấy có 2 ông lão tuổi độ chừng 50 đang mân mê cái lồng chim. Không bỏ lỡ cơ hội, tôi bước vào làm quen. May mắn cho tôi là 2 lão trông rất hiền từ và hiếu khách khi biết tôi từ TP xuống "nghiên cứu" về gác cu. Một lão nói:" Chú mày đến đây là may mắn quá rồi, thôi vào uống nước nói chuyện."
Tôi mừng như bắt được vàng, đoán rằng chắc chuyến đi này nhất định sẽ thành công. Lúc uống nước tôi quan sát thấy quanh nhà hàng chục chiếc lồng cu treo khắp nơi. Không khí rộn rã với những tiếng cu gáy đây đó.

Ban đầu tôi cứ tưởng 2 lão bẫy cu về bán hay ăn thịt là chính, nhưng qua buổi nói chuyện tôi mới biết rằng dân "ghiền" gài cu chẳng phải mục đích để kiếm sống mà để giải trí. Chiến lợi phẩm họ sẵn sàng biếu không cho những ai mà họ thấy thích. Có lần lão Tr. ( người nhỏ con có râu trong ảnh) có con cu đã nuôi nhiều năm và đã thuần thục, có người trả đến hàng chục triệu cũng không bán nhưng lại sẵn sàng biếu không cho người trong xóm chỉ mỗi lí do đơn giản là thấy người kia thích nuôi cu thật sự.

Càng nghe 2 lão nói tôi càng say mê, qua đó tôi mới biết những thuật ngữ của giới chơi cu mà người ngoài nghe như vịt nghe sấm.
Cu bổi: Là những con cu mới bắt được, rất nhát, thấy người đi qua là cứ chúi vào lồng mà tìm cách thoát thân, bất chấp thương tích do đụng chạm vào lồng.
Cu mồi: Là những con cu đã được huấn luyện thuằn thục, rất dạn người. Chỉ cần nghe tiếng búng tay hay huýt gió của chủ là gáy lên dồn dập.
Nghe trò chuyện tôi càng thán phục 1 lão vì trình độ 2 lão đã đến mức cao siêu. Chỉ cần nghe tiếng gáy là biết con nào hay con nào dở, con nào nhát con nào dạn...

Hai lão chơi cu.
Hai lão chơi cu.

Lồng cu treo khắp nơi quanh nhà.
Lồng cu treo khắp nơi quanh nhà.

Một chú cu mồi.
Một chú cu mồi.

gác cu
Treo trên cây.

cu treo ngoài vườn
Treo cả ngoài vườn.

Gác cu
Cu bổi.

Cu bổi mới bắt được thường được nhốt chung với nhau thế này. Có thể ai xin thì cho, cũng có khi rô ti nhậu, nhưng rất ít khi các bác ấy ăn thịt cu.

Được nghe kể chuyện cu tôi thích thú đến quên cả đói, đến chừng 2 lão mời dùng bữa tôi mới chợt thấy đói, nhưng điều làm tôi khoái chí nhất là 2 lão thấy tôi cũng mê....cu nên gợi ý hôm nào đến đi gài cu thực tế với 2 lão một chuyến.

Về phương pháp bẩy cu thế nào, mời các bạn xem tiếp phóng sự kì sau.
Nguồn: truyenky.vn

0 comments :

Post a Comment