Jul 7, 2014

Sông nước miền Tây chằng chịt xen lẫn vườn cây ăn trái trĩu quả, những cánh đồng lúa bạt ngàn mơn man.Ở đây không chỉ đẹp bởi phong cảnh hữu tình mà còn đẹp bởi những làng nghề truyền thống mà bà con vẫn gìn giữ và phát triển.

Định yên có vựa chiếu to
Lấy chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm


Hai câu thơ mộc mạc ấy đã thấm nhuần trong lòng biết bao thế hệ của người dân làng chiếu. Nhắc đến chiếu ta không thể nhắc đến làng nghề nổi tiếng của xã Định yên, huyện Lấp vò, tỉnh Đồng tháp được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Từ lâu chiếu luôn gắn liền với đời sống của chúng ta, nó là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Dưới ánh nắng của buổi trưa hè nóng bức, tôi đạp rong ruổi trên những con đường làng, nơi tôi sinh ra và lớn lên, cảm giác thật yên bình.Không có xe cộ hối hả, không có tiếng còi âm ỉ nơi phố xá đông đúc, mà là khung cảnh yên bình của một làng quê thật thanh bình, đúng với tên gọi " Định yên", ổn định và bình yên. Tôi nghe tiếng cọc cạch của khung dệt, các cô, các chị, các mẹ đang ngồi dệt chiếu, họ trò chuyện rom rả, nét mặt vui tươi, trong khoảnh khắc ấy, tôi thấy họ thật đẹp. Dừng xe và bước lại trò chuyện cùng họ, họ rất cởi mở và thân thiện, nhiệt tình hướng dẫn tôi về cách dệt chiếu. Các bạn biết không, để làm ra tấm chiếu, bà con đã bỏ không ít công sức, mồ hôi, trãi qua rất nhiều công đoạn để cho ra một chiếc chiếu đẹp như thế. Nào là chắp trân, nhượm lát, xỏ trân, dệt, bẽ bìa, và phơi nắng... Đôi tay của người thợ dệt luôn nhuốm màu xanh đỏ tím vàng. Cực khổ là thế nhưng bà con ta vẫn yêu thích, gìn giữ và phát triển nó. Tôi yêu biết bao cái làng chiếu ấy, yêu những con người đã làm nên mảnh chiếu góp ích cho đời..

Một vài hình ảnh được chụp bằng chiếc điện thoại Iphone 4s để cảm nhận sự cuộc sống mộc mạc của nghề dệt làng chiếu Định yên quê tôi vào những ngày cuối tháng 4/2014.

Những ghe lác được các cơ sở mua về. Lác là nguyên liệu dùng để dệt chiếu


Sau khi mua đem về nhà những cọng lác xấu sẽ được nhuộm màu để dệt các chiếu bông..Những cọng lác đẹp dùng làm mặt hoặc dệt chiếu bông cờ


Lác được nhuộm xong sẽ đem phơi...đường vào làng chiếu lan tỏa mùi lác mới thơm nồng hai bên đường những bó lác đang phơi nắng được nhuộm nhiều màu sắc sặc sở...


Những chị phụ nữ ngồi bên chiếc máy dệt chiếu chạy cọc cạch dập lác liên hồi nghe như hối hả. Chiếu được dệt bằng máy có giá khoảng 150 ngàn 1 cặp...nếu dệt công thì một chiếc được 7 ngàn,một ngày có thể dệt được ít nhất 10 chiếc..


Hay nét chậm rải trên khung dệt tay của bà cụ..Chiếu dệt tay một ngày dệt 2 đôi (tức 4 chiếc) nhưng giá bán thì rẻ hơn dệt máy vì dập bằng tay nên chiếu mỏng hơn chiếu máy dập.


Sau việc đồng ruộng lúc rảnh rỗi những người đàn ông cũng giúp các dệt chiếu kiếm thêm thu nhập.


Sau khi dệt ra các chiếc chiếu thô sẽ được đem đi phơi nắng


Và được thương lái thu mua các chiếc chiếu thô tại nhà...Người dân chỉ cần ở nhà dệt và khi nào đủ số lượng lơn thì gọi điện thoại sẽ có người lại tới nhà thu mua sản phẩm.


Sau khi mua chiếc thô về với giá 3-4 chục ngàn 1 chiếc tùy loại thì công đoạn tiếp theo là may bìa cho chiếu...một ngày may siêng suốt khoảng 100 chiếc...Đa số họ là những điểm thu gom may xong họ bỏ lại cho những thương lái lớn đem đi các nơi để bán ra thị trường


Công đoạn cuối cùng là kiểm tra sản phẩm và cắt bỏ các chỉ, lác dư.


Chiếu thành phẩm chất đống chờ xuất kho nơi lý tưởng cho trẻ con chơi đùa


Vận chuyển đến các nơi khác bằng đường thủy hoặc đường bộ...thường thì ngta chở chiếu đi các tỉnh thành khác bằng xe tải...mình hên hôm đó có người chở bằng ghe..Nhìn hình nhớ lại bài hát Tình anh bán chiếu.



leduongcusc- Tinhte.vn


Làng chiếu Định Yên - Đồng Tháp

Sông nước miền Tây chằng chịt xen lẫn vườn cây ăn trái trĩu quả, những cánh đồng lúa bạt ngàn mơn man.Ở đây không chỉ đẹp bởi phong cảnh hữu tình mà còn đẹp bởi những làng nghề truyền thống mà bà con vẫn gìn giữ và phát triển.

Định yên có vựa chiếu to
Lấy chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm


Hai câu thơ mộc mạc ấy đã thấm nhuần trong lòng biết bao thế hệ của người dân làng chiếu. Nhắc đến chiếu ta không thể nhắc đến làng nghề nổi tiếng của xã Định yên, huyện Lấp vò, tỉnh Đồng tháp được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Từ lâu chiếu luôn gắn liền với đời sống của chúng ta, nó là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Dưới ánh nắng của buổi trưa hè nóng bức, tôi đạp rong ruổi trên những con đường làng, nơi tôi sinh ra và lớn lên, cảm giác thật yên bình.Không có xe cộ hối hả, không có tiếng còi âm ỉ nơi phố xá đông đúc, mà là khung cảnh yên bình của một làng quê thật thanh bình, đúng với tên gọi " Định yên", ổn định và bình yên. Tôi nghe tiếng cọc cạch của khung dệt, các cô, các chị, các mẹ đang ngồi dệt chiếu, họ trò chuyện rom rả, nét mặt vui tươi, trong khoảnh khắc ấy, tôi thấy họ thật đẹp. Dừng xe và bước lại trò chuyện cùng họ, họ rất cởi mở và thân thiện, nhiệt tình hướng dẫn tôi về cách dệt chiếu. Các bạn biết không, để làm ra tấm chiếu, bà con đã bỏ không ít công sức, mồ hôi, trãi qua rất nhiều công đoạn để cho ra một chiếc chiếu đẹp như thế. Nào là chắp trân, nhượm lát, xỏ trân, dệt, bẽ bìa, và phơi nắng... Đôi tay của người thợ dệt luôn nhuốm màu xanh đỏ tím vàng. Cực khổ là thế nhưng bà con ta vẫn yêu thích, gìn giữ và phát triển nó. Tôi yêu biết bao cái làng chiếu ấy, yêu những con người đã làm nên mảnh chiếu góp ích cho đời..

Một vài hình ảnh được chụp bằng chiếc điện thoại Iphone 4s để cảm nhận sự cuộc sống mộc mạc của nghề dệt làng chiếu Định yên quê tôi vào những ngày cuối tháng 4/2014.

Những ghe lác được các cơ sở mua về. Lác là nguyên liệu dùng để dệt chiếu


Sau khi mua đem về nhà những cọng lác xấu sẽ được nhuộm màu để dệt các chiếu bông..Những cọng lác đẹp dùng làm mặt hoặc dệt chiếu bông cờ


Lác được nhuộm xong sẽ đem phơi...đường vào làng chiếu lan tỏa mùi lác mới thơm nồng hai bên đường những bó lác đang phơi nắng được nhuộm nhiều màu sắc sặc sở...


Những chị phụ nữ ngồi bên chiếc máy dệt chiếu chạy cọc cạch dập lác liên hồi nghe như hối hả. Chiếu được dệt bằng máy có giá khoảng 150 ngàn 1 cặp...nếu dệt công thì một chiếc được 7 ngàn,một ngày có thể dệt được ít nhất 10 chiếc..


Hay nét chậm rải trên khung dệt tay của bà cụ..Chiếu dệt tay một ngày dệt 2 đôi (tức 4 chiếc) nhưng giá bán thì rẻ hơn dệt máy vì dập bằng tay nên chiếu mỏng hơn chiếu máy dập.


Sau việc đồng ruộng lúc rảnh rỗi những người đàn ông cũng giúp các dệt chiếu kiếm thêm thu nhập.


Sau khi dệt ra các chiếc chiếu thô sẽ được đem đi phơi nắng


Và được thương lái thu mua các chiếc chiếu thô tại nhà...Người dân chỉ cần ở nhà dệt và khi nào đủ số lượng lơn thì gọi điện thoại sẽ có người lại tới nhà thu mua sản phẩm.


Sau khi mua chiếc thô về với giá 3-4 chục ngàn 1 chiếc tùy loại thì công đoạn tiếp theo là may bìa cho chiếu...một ngày may siêng suốt khoảng 100 chiếc...Đa số họ là những điểm thu gom may xong họ bỏ lại cho những thương lái lớn đem đi các nơi để bán ra thị trường


Công đoạn cuối cùng là kiểm tra sản phẩm và cắt bỏ các chỉ, lác dư.


Chiếu thành phẩm chất đống chờ xuất kho nơi lý tưởng cho trẻ con chơi đùa


Vận chuyển đến các nơi khác bằng đường thủy hoặc đường bộ...thường thì ngta chở chiếu đi các tỉnh thành khác bằng xe tải...mình hên hôm đó có người chở bằng ghe..Nhìn hình nhớ lại bài hát Tình anh bán chiếu.



leduongcusc- Tinhte.vn


Jan 4, 2013

Cá thòi lòi hay còn gọi là cá leo cây trở thành món ăn đặc sản được ưa chuộng không chỉ tại Cà Mau mà còn tận các nhà hàng ở TP.CM.

Sáng sớm vừa xuống máy bay, còn cách xã Tân Tiến (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) đến 40km, tôi đã nhận được tin ông anh đã chuẩn bị sẵn tiệc rượu để “lấy ngót” (thay cho ăn sáng) chào đón thằng em đến từ Huế.

Tôi về đến nơi thì xế trưa, lúc này mọi người đã chuyển qua giai đoạn “quắc cần câu”. “Đây là một trong 6 động vật kỳ lạ nhất hành tinh”, tôi gần như reo lên khi thấy trên bàn cơ man nào là cá thòi lòi được chế biến đủ kiểu.

Nghe thế, mọi người dừng đũa cùng “hẹn” nhau… sặc cười, chút nữa là bắn “thòi lòi” lên mặt khách. “Thiệt hay giỡn đó, chú hai? Tui nhậu cá thòi lòi đến nay đã hơn 30 năm, giờ mới lần đầu tiên nghe nói cái gì là động vật kỳ lạ nhất hành tinh đó nghe”, ông anh tôi thắc mắc.

“Nhưng nó kỳ lạ thế nào, chú Hai nói nghe thử coi”, ông tên là Sáu Tuấn lè nhè. Là hỏi cho vui, cho có chuyện vậy thôi, chứ dân miền Tây - đặc biệt là các “ma men”, chẳng ai thèm quan tâm đến việc quốc tế người ta gọi cá thòi lòi là gì, nó có quý hiếm hay không...

“Cá… leo cây”

Vào Ngày Quốc tế về Trái đất năm trước (24/2/2011), Tổ chức Sinh vật thế giới đã đề cập đến một số con vật kỳ lạ mà hiểu biết của con người về chúng còn khá sơ sài.

Đáng lưu ý, trong số 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh” được nêu danh có cá thòi lòi - một loài vật khá quen thuộc có mặt tại nhiều khu rừng ngập mặn tại Cần Giờ, đất Mũi Cà Mau, U Minh Thượng... thuộc khu vực ĐBSCL.

Chúng được các nhà khoa học thế giới quan tâm đến như một hình mẫu về tiến hóa và lọt vào danh sách 6 loài động vật kỳ lạ nhất hành tinh, bởi các đặc điểm có một không hai của mình.
cá thòi lòi

Bất ngờ là “ma men” Sáu Tuấn - một người nuôi tôm tại nơi hẻo lánh như Tân Tiến, Đầm Dơi, Cà Mau, năm nay đã ngoài 50 tuổi - mới lần đầu tiên nghe chuyện “cá thòi lòi là động vật kỳ lạ nhất hành tinh”, nhưng lại có những hiểu biết về cá thòi lòi không thua gì các nhà khoa học.

Sáu Tuấn tả: Ngay từ hình dáng, cá thòi lòi đã tỏ ra “dị hợm” so với các loài cá thông thường bởi đôi mắt lồi như mắt ếch, nhô hẳn trên đỉnh đầu. Cái tên gọi “thòi lòi” bắt nguồn từ chính đôi mắt này. Nhưng điều lạ lùng khiến cá thòi lòi chẳng giống bất cứ loài cá nào là ở chỗ chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi... ngay trên cạn một cách rất điêu luyện.

Điều làm nên sự “phi thường” này chính là cấu tạo cơ thể khá đặc biệt: Cá thòi lòi thở bằng phổi và mang nên chúng có thể hô hấp khi lên cạn, trao đổi khí qua da như ếch và đôi vây trước có hệ cơ phát triển đóng vai trò như một đôi “tay”. Cũng nhờ cấu tạo cơ thể đặc biệt mà cá thòi lòi còn có một khả năng hy hữu khác là... leo cây.

“Dân ở đây thường gọi thòi lòi là cá leo cây. Rất nhiều lần khi đi xuồng ngoài vuông (hồ tôm), tui chứng kiến hắn làm nhiều “trò khỉ” như trèo vắt vẻo trên những cây đước, mắm... nhưng có người đến gần thì chúng nhảy tõm xuống sông” - ông Sáu kể.

Cũng theo ông Sáu, cá thòi lòi thường chọn nơi “hiểm” để đào hang trú ẩn như các lùm cây, kẹt rễ um tùm. Hang của chúng có thể sâu đến 2m, với nhiều ngóc ngách. Chúng cũng rất tinh ranh và nhanh nhẹn trong việc trốn thoát khỏi sự tấn công của kẻ thù.

Thói quen của cá thòi lòi khá dễ nhận biết, nước ròng thì chui vào hang, nước lớn thì ra ngoài kiếm ăn. Những bãi bồi nhiều bùn lầy quanh mé sông ngập mặn là địa bàn “yêu thích” của chúng.
cá thòi lòi ven biển cà mau

Chưa kịp lớn đã… chết

“Ăn nhiều đi, chú Hai”, ông Sáu gắp bỏ vào chén tôi nguyên con cá thòi lòi nướng cháy cỡ 3 ngón tay còn lồi hai mắt. Ông bảo đây là cá con, cá thòi lòi trưởng thành có thể to bằng cổ tay người lớn (tương đương 300 - 400gr).

“Cách đây chừng 5 năm, anh Sáu toàn nhậu cá bự, nhưng giờ người ta săn bắt dữ quá, cá chưa kịp lớn thì đã bị giết thịt mất rồi, đà này sắp tới có khi cá con cũng không còn mà ăn”.

Theo ông Sáu thì trái với vẻ gớm ghiếc bề ngoài, thịt cá thòi lòi rất mềm và thơm ngon. Điểm đặc biệt là thịt cá sau khi chế biến, để nguội vẫn không có mùi tanh. Các món được làm từ cá thòi lòi rất phong phú như nướng chấm mắm, lột da kho tiêu, hấp cách thủy, cuốn bánh tráng rau sống, canh chua...

“Hôm nay tôi sẽ đãi ông đủ bốn loài cá đặc sản đất Mũi, gồm: Bóp, rốn, lòi, chim” - một đồng nghiệp của tôi đùa mà thật khi chúng tôi vừa đặt chân lên nhà hàng ở ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.

“Lòi” trong bốn loài cá vừa kể là cá thòi lòi. Trở thành một món ăn đặc sản, được ưa chuộng không chỉ tại nơi sinh ra nó, mà còn tận các nhà hàng ở TP.Hồ Chí Minh và xa hơn là một trong những lý do khiến cá thòi lòi hiện chưa kịp lớn đã... qua đời (!).

Trong một chiếu rượu khác cũng ở ấp Mũi, ông Tư Sơn - một người chuyên săn bắt cá thòi lòi để bán cho khu du lịch Đất Mũi bên cạnh - ví von: “Có ổng khách từ Bắc Kỳ nói với tui, về đây được ăn thịt cá thòi lòi là một niềm vui lớn về ẩm thực. Nhưng tui thấy, được đi bắt cá thòi lòi còn vui hơn”.

Tàn rượu, ông Tư Sơn dẫn tôi ra bãi bồi ngoài bờ biển để xem ông bắt cá. Trước hết, bài học đầu tiên mà ông Tư Sơn dạy tôi là phân biệt hang có cá.

“Đó là những hang cá thòi lòi, nhưng không phải hang nào cũng có cá ở”, ông Tư Sơn chỉ tay vào những ụ đất nhỏ được un lên trên bãi bồi. Quanh đó, tôi phát hiện thấy hàng chục con thòi lòi đang vùng vẫy “làm trò” trên sình lầy, nhưng vừa thấy động cái là chúng lặn đâu mất.

“Thòi lòi là một loài cá rất tinh ranh và sợ con người lắm. Đang chơi trên bãi vậy, chứ nhác thấy bóng người là chúng lặn ngay xuống hang”.

Và kinh nghiệm của ông Tư Sơn là cứ đi, thấy hang nào bỗng dưng nước đục là đích thị một chú thòi lòi vừa chui xuống đó. Vấn đề còn lại là “lôi cổ” chúng lên như thế nào mà thôi.

Theo ông Tư Sơn, có nhiều cách để bắt cá thòi lòi như dùng cần câu để câu vào ban ngày và dùng đèn để soi cá vào ban đêm, đặt nò, thụt, chặn hang...

Tuy nhiên, cách bắt thú vị, “văn nghệ”, phổ biến và dễ nhất, lại bắt được cá sống là dùng hom.

Hom là một cái bẫy to bằng cổ chân người, được bện bằng lá dừa nước, úp ngay miệng hang. Khi chui ra khỏi hang, cá gặp phải ống hom, càng vùng vẫy chui sâu vào ống thì càng mắc kẹt, đến khi quay đầu lại không có đường ra.

Người đi bắt chỉ việc mang ống lên, mở miếng chặn ở đầu ống, trút con cá ra giỏ. Vậy là xong đời một con cá thòi lòi (!).

Trở lại với câu chuyện cá thòi lòi là “một hình mẫu về tiến hóa”, “là một trong 6 động vật kỳ lạ nhất hành tinh”, ngay cả những cán bộ phụ trách thủy sản ở các sở NNPTNT khu vực ĐBSCL, khi tôi hỏi đến thông tin này, họ cũng chỉ ú ớ biết thông tin dạng “nghe nói chứ không rõ lắm” và... cười.
cá thòi lòi được chế biến khô

Hôm rồi, tôi có một ngày đêm quẩn quanh ở khu du lịch Đất Mũi đơn điệu, buồn tẻ và một trong những điểm dừng là nhà hàng Công đoàn với đặc sản cá thòi lòi như đã kể.

Thời điểm nào ở đây cũng vắng lặng đến mức tưởng có thể nghe thấy tiếng “đất nở” dưới những rễ cây mắm, đước làm du khách ở đây không có chuyện gì khác ngoài ăn, uống rượu và nghĩ vẩn vơ...

Và một trong những ý tưởng vẩn vơ của chúng tôi hôm đó là tại sao khu du lịch Đất Mũi không tự làm mới, nâng cấp mình để thu hút và níu chân du khách đến với vùng đất cuối cùng của tổ quốc, trước hết là mở một tour lội sình bắt cá thòi lòi bằng cách “văn nghệ” nhất là đặt hom?
Nguồn: sohoa.vn

Về Miền Tây ăn nhậu loài cá kỳ lạ nhất hành tinh

Cá thòi lòi hay còn gọi là cá leo cây trở thành món ăn đặc sản được ưa chuộng không chỉ tại Cà Mau mà còn tận các nhà hàng ở TP.CM.

Sáng sớm vừa xuống máy bay, còn cách xã Tân Tiến (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) đến 40km, tôi đã nhận được tin ông anh đã chuẩn bị sẵn tiệc rượu để “lấy ngót” (thay cho ăn sáng) chào đón thằng em đến từ Huế.

Tôi về đến nơi thì xế trưa, lúc này mọi người đã chuyển qua giai đoạn “quắc cần câu”. “Đây là một trong 6 động vật kỳ lạ nhất hành tinh”, tôi gần như reo lên khi thấy trên bàn cơ man nào là cá thòi lòi được chế biến đủ kiểu.

Nghe thế, mọi người dừng đũa cùng “hẹn” nhau… sặc cười, chút nữa là bắn “thòi lòi” lên mặt khách. “Thiệt hay giỡn đó, chú hai? Tui nhậu cá thòi lòi đến nay đã hơn 30 năm, giờ mới lần đầu tiên nghe nói cái gì là động vật kỳ lạ nhất hành tinh đó nghe”, ông anh tôi thắc mắc.

“Nhưng nó kỳ lạ thế nào, chú Hai nói nghe thử coi”, ông tên là Sáu Tuấn lè nhè. Là hỏi cho vui, cho có chuyện vậy thôi, chứ dân miền Tây - đặc biệt là các “ma men”, chẳng ai thèm quan tâm đến việc quốc tế người ta gọi cá thòi lòi là gì, nó có quý hiếm hay không...

“Cá… leo cây”

Vào Ngày Quốc tế về Trái đất năm trước (24/2/2011), Tổ chức Sinh vật thế giới đã đề cập đến một số con vật kỳ lạ mà hiểu biết của con người về chúng còn khá sơ sài.

Đáng lưu ý, trong số 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh” được nêu danh có cá thòi lòi - một loài vật khá quen thuộc có mặt tại nhiều khu rừng ngập mặn tại Cần Giờ, đất Mũi Cà Mau, U Minh Thượng... thuộc khu vực ĐBSCL.

Chúng được các nhà khoa học thế giới quan tâm đến như một hình mẫu về tiến hóa và lọt vào danh sách 6 loài động vật kỳ lạ nhất hành tinh, bởi các đặc điểm có một không hai của mình.
cá thòi lòi

Bất ngờ là “ma men” Sáu Tuấn - một người nuôi tôm tại nơi hẻo lánh như Tân Tiến, Đầm Dơi, Cà Mau, năm nay đã ngoài 50 tuổi - mới lần đầu tiên nghe chuyện “cá thòi lòi là động vật kỳ lạ nhất hành tinh”, nhưng lại có những hiểu biết về cá thòi lòi không thua gì các nhà khoa học.

Sáu Tuấn tả: Ngay từ hình dáng, cá thòi lòi đã tỏ ra “dị hợm” so với các loài cá thông thường bởi đôi mắt lồi như mắt ếch, nhô hẳn trên đỉnh đầu. Cái tên gọi “thòi lòi” bắt nguồn từ chính đôi mắt này. Nhưng điều lạ lùng khiến cá thòi lòi chẳng giống bất cứ loài cá nào là ở chỗ chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi... ngay trên cạn một cách rất điêu luyện.

Điều làm nên sự “phi thường” này chính là cấu tạo cơ thể khá đặc biệt: Cá thòi lòi thở bằng phổi và mang nên chúng có thể hô hấp khi lên cạn, trao đổi khí qua da như ếch và đôi vây trước có hệ cơ phát triển đóng vai trò như một đôi “tay”. Cũng nhờ cấu tạo cơ thể đặc biệt mà cá thòi lòi còn có một khả năng hy hữu khác là... leo cây.

“Dân ở đây thường gọi thòi lòi là cá leo cây. Rất nhiều lần khi đi xuồng ngoài vuông (hồ tôm), tui chứng kiến hắn làm nhiều “trò khỉ” như trèo vắt vẻo trên những cây đước, mắm... nhưng có người đến gần thì chúng nhảy tõm xuống sông” - ông Sáu kể.

Cũng theo ông Sáu, cá thòi lòi thường chọn nơi “hiểm” để đào hang trú ẩn như các lùm cây, kẹt rễ um tùm. Hang của chúng có thể sâu đến 2m, với nhiều ngóc ngách. Chúng cũng rất tinh ranh và nhanh nhẹn trong việc trốn thoát khỏi sự tấn công của kẻ thù.

Thói quen của cá thòi lòi khá dễ nhận biết, nước ròng thì chui vào hang, nước lớn thì ra ngoài kiếm ăn. Những bãi bồi nhiều bùn lầy quanh mé sông ngập mặn là địa bàn “yêu thích” của chúng.
cá thòi lòi ven biển cà mau

Chưa kịp lớn đã… chết

“Ăn nhiều đi, chú Hai”, ông Sáu gắp bỏ vào chén tôi nguyên con cá thòi lòi nướng cháy cỡ 3 ngón tay còn lồi hai mắt. Ông bảo đây là cá con, cá thòi lòi trưởng thành có thể to bằng cổ tay người lớn (tương đương 300 - 400gr).

“Cách đây chừng 5 năm, anh Sáu toàn nhậu cá bự, nhưng giờ người ta săn bắt dữ quá, cá chưa kịp lớn thì đã bị giết thịt mất rồi, đà này sắp tới có khi cá con cũng không còn mà ăn”.

Theo ông Sáu thì trái với vẻ gớm ghiếc bề ngoài, thịt cá thòi lòi rất mềm và thơm ngon. Điểm đặc biệt là thịt cá sau khi chế biến, để nguội vẫn không có mùi tanh. Các món được làm từ cá thòi lòi rất phong phú như nướng chấm mắm, lột da kho tiêu, hấp cách thủy, cuốn bánh tráng rau sống, canh chua...

“Hôm nay tôi sẽ đãi ông đủ bốn loài cá đặc sản đất Mũi, gồm: Bóp, rốn, lòi, chim” - một đồng nghiệp của tôi đùa mà thật khi chúng tôi vừa đặt chân lên nhà hàng ở ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.

“Lòi” trong bốn loài cá vừa kể là cá thòi lòi. Trở thành một món ăn đặc sản, được ưa chuộng không chỉ tại nơi sinh ra nó, mà còn tận các nhà hàng ở TP.Hồ Chí Minh và xa hơn là một trong những lý do khiến cá thòi lòi hiện chưa kịp lớn đã... qua đời (!).

Trong một chiếu rượu khác cũng ở ấp Mũi, ông Tư Sơn - một người chuyên săn bắt cá thòi lòi để bán cho khu du lịch Đất Mũi bên cạnh - ví von: “Có ổng khách từ Bắc Kỳ nói với tui, về đây được ăn thịt cá thòi lòi là một niềm vui lớn về ẩm thực. Nhưng tui thấy, được đi bắt cá thòi lòi còn vui hơn”.

Tàn rượu, ông Tư Sơn dẫn tôi ra bãi bồi ngoài bờ biển để xem ông bắt cá. Trước hết, bài học đầu tiên mà ông Tư Sơn dạy tôi là phân biệt hang có cá.

“Đó là những hang cá thòi lòi, nhưng không phải hang nào cũng có cá ở”, ông Tư Sơn chỉ tay vào những ụ đất nhỏ được un lên trên bãi bồi. Quanh đó, tôi phát hiện thấy hàng chục con thòi lòi đang vùng vẫy “làm trò” trên sình lầy, nhưng vừa thấy động cái là chúng lặn đâu mất.

“Thòi lòi là một loài cá rất tinh ranh và sợ con người lắm. Đang chơi trên bãi vậy, chứ nhác thấy bóng người là chúng lặn ngay xuống hang”.

Và kinh nghiệm của ông Tư Sơn là cứ đi, thấy hang nào bỗng dưng nước đục là đích thị một chú thòi lòi vừa chui xuống đó. Vấn đề còn lại là “lôi cổ” chúng lên như thế nào mà thôi.

Theo ông Tư Sơn, có nhiều cách để bắt cá thòi lòi như dùng cần câu để câu vào ban ngày và dùng đèn để soi cá vào ban đêm, đặt nò, thụt, chặn hang...

Tuy nhiên, cách bắt thú vị, “văn nghệ”, phổ biến và dễ nhất, lại bắt được cá sống là dùng hom.

Hom là một cái bẫy to bằng cổ chân người, được bện bằng lá dừa nước, úp ngay miệng hang. Khi chui ra khỏi hang, cá gặp phải ống hom, càng vùng vẫy chui sâu vào ống thì càng mắc kẹt, đến khi quay đầu lại không có đường ra.

Người đi bắt chỉ việc mang ống lên, mở miếng chặn ở đầu ống, trút con cá ra giỏ. Vậy là xong đời một con cá thòi lòi (!).

Trở lại với câu chuyện cá thòi lòi là “một hình mẫu về tiến hóa”, “là một trong 6 động vật kỳ lạ nhất hành tinh”, ngay cả những cán bộ phụ trách thủy sản ở các sở NNPTNT khu vực ĐBSCL, khi tôi hỏi đến thông tin này, họ cũng chỉ ú ớ biết thông tin dạng “nghe nói chứ không rõ lắm” và... cười.
cá thòi lòi được chế biến khô

Hôm rồi, tôi có một ngày đêm quẩn quanh ở khu du lịch Đất Mũi đơn điệu, buồn tẻ và một trong những điểm dừng là nhà hàng Công đoàn với đặc sản cá thòi lòi như đã kể.

Thời điểm nào ở đây cũng vắng lặng đến mức tưởng có thể nghe thấy tiếng “đất nở” dưới những rễ cây mắm, đước làm du khách ở đây không có chuyện gì khác ngoài ăn, uống rượu và nghĩ vẩn vơ...

Và một trong những ý tưởng vẩn vơ của chúng tôi hôm đó là tại sao khu du lịch Đất Mũi không tự làm mới, nâng cấp mình để thu hút và níu chân du khách đến với vùng đất cuối cùng của tổ quốc, trước hết là mở một tour lội sình bắt cá thòi lòi bằng cách “văn nghệ” nhất là đặt hom?
Nguồn: sohoa.vn

Dec 12, 2012

Đi khắp sáu huyện, thành phố của tỉnh Trà Vinh, nơi nào ta cũng bắt gặp những xề trái quách bày bán ven đường. Và, rải rác trong sân nhà giữa hai bên lộ là những cây quách thân ốm yếu, khẳng khiu với những chiếc lá giống lá cần thăng cùng những trái thõng xuống thân cành. Tuy nhiên, Cầu Kè mới là “quê hương" của trái quách xứ biển Trà Vinh.

cây quách

Ai lần đầu mới nghe tên trái quách chắc cũng không khỏi tò mò. Tò mò cũng đúng thôi vì loại cây này khá hiếm, không phải vùng nào cũng có. Đã từng nghe nói nhiều nhưng trong chuyến đi miền Tây lần này tôi mới có dịp khám phá quách Trà Vinh.

Người dân ở đây rất tự hào về loại trái cây này không chỉ ở vị thanh ngọt, mát lành mà dường như với họ, hơn nửa thế kỷ qua, trái quách có mặt và trở thành một đặc sản độc đáo, góp phần làm phong phú hơn danh sách trái cây nơi miệt vườn Trà Vinh.

trái quách
trái quách


Hiện nay, cây quách chỉ trồng rải rác trong các phum sóc của người Khmer. Người dân Trà Vinh ưa trái quách mang về trồng, mỗi nhà chỉ vài cây quanh hè lấy bóng mát vá trái. Khách du lịch ngang qua Cầu Kè dễ dàng nhận diện cây quách đứng xen cùng các loại cây ăn trái bởi loại cây nầy thân to, tán rộng, được trồng thành hàng, đặc biệt những trái quách treo lủng lẳng trông như quả bóng nhựa, có nhiều hột nhỏ li ti trên thân màu xám.

Gần giống như trái dừa đã già, không cần nhọc công trèo lên thân cao hái, trái quách khi chín tự rụng xuống đất. Thịt trái quách được bao bọc bởi lớp vỏ cứng nên không dễ gì vỡ ra. Hằng năm cây cho cả trăm quả. Chủ vườn cứ ra gốc cây tha hồ mà nhặt lấy.

Quách mới rụng xuống (vừa chín tới) tuy đã thơm phưng phức nhưng thường người ta để dăm ba bữa, khi quách đã chín mùi, vỏ mềm mới dùng dao xẻ đôi trái, lấy muỗng múc hết ruột quách cho vào ly, thêm đường đánh tan đều, cho đá đã đập nhỏ vào. Đơn giản thế mà lại có được một ly nước thanh mát giải nhiệt. Những ai lần đầu thưởng thức, sẽ khó chịu đôi chút vì chưa quen mùi thơm, vị lạ đặc trưng của quách nhưng uống rồi đến ly thứ hai, thứ ba thì thèm ngay.

trái quách
trái quách


Người sành quách không thể bỏ qua món rượu quách. Ở Trà Vinh, những ai trồng quách bao giờ trong nhà cũng có một thẩu rượu quách. Khi có khách quý hoặc người thân đến thăm thế nào cũng mang ra lai rai vài câu chuyện. Rượu quách không những thơm ngon, người uống nếu theo giờ giấc, liều lượng nhất định thì rượu không những là đặc sản mà còn là vị thuốc bổ, giúp con người ta cường gân cốt, bổ thận, nhuận tràng, dễ tiêu…

Thường người ta dùng rượu gạo hoặc nếp để ngâm. Có nhiều cách pha chế rượu quách. Chọn những quả chín tròn trịa, mặt ngoài không có vết xước hay thủng sâu. Dùng ruột quách ngâm hòa cùng với rượu, hoặc bổ quả quách ra làm những miếng vừa cho vào chum rượu, cũng có thể dùng dao khoét vài lổ trên trái quách rồi để nguyện trái ngâm với rượu. Dù cách nào đi nữa khi thành phẩm rượu phải trong, còn nguyên mùi thơm của quách mới đạt.



Rời xa vùng đất Trà Vinh, có lẽ trong mỗi chúng tôi không chỉ nhớ đến bánh tét Trà Cuốn, bánh canh Bến Có, bún nước lèo,... mà còn nhớ hoài cái hương vị thơm nồng của trái quách nơi đây.

  
Thanh Ly

Trái quách - vị ngon đất giồng

Đi khắp sáu huyện, thành phố của tỉnh Trà Vinh, nơi nào ta cũng bắt gặp những xề trái quách bày bán ven đường. Và, rải rác trong sân nhà giữa hai bên lộ là những cây quách thân ốm yếu, khẳng khiu với những chiếc lá giống lá cần thăng cùng những trái thõng xuống thân cành. Tuy nhiên, Cầu Kè mới là “quê hương" của trái quách xứ biển Trà Vinh.

cây quách

Ai lần đầu mới nghe tên trái quách chắc cũng không khỏi tò mò. Tò mò cũng đúng thôi vì loại cây này khá hiếm, không phải vùng nào cũng có. Đã từng nghe nói nhiều nhưng trong chuyến đi miền Tây lần này tôi mới có dịp khám phá quách Trà Vinh.

Người dân ở đây rất tự hào về loại trái cây này không chỉ ở vị thanh ngọt, mát lành mà dường như với họ, hơn nửa thế kỷ qua, trái quách có mặt và trở thành một đặc sản độc đáo, góp phần làm phong phú hơn danh sách trái cây nơi miệt vườn Trà Vinh.

trái quách
trái quách


Hiện nay, cây quách chỉ trồng rải rác trong các phum sóc của người Khmer. Người dân Trà Vinh ưa trái quách mang về trồng, mỗi nhà chỉ vài cây quanh hè lấy bóng mát vá trái. Khách du lịch ngang qua Cầu Kè dễ dàng nhận diện cây quách đứng xen cùng các loại cây ăn trái bởi loại cây nầy thân to, tán rộng, được trồng thành hàng, đặc biệt những trái quách treo lủng lẳng trông như quả bóng nhựa, có nhiều hột nhỏ li ti trên thân màu xám.

Gần giống như trái dừa đã già, không cần nhọc công trèo lên thân cao hái, trái quách khi chín tự rụng xuống đất. Thịt trái quách được bao bọc bởi lớp vỏ cứng nên không dễ gì vỡ ra. Hằng năm cây cho cả trăm quả. Chủ vườn cứ ra gốc cây tha hồ mà nhặt lấy.

Quách mới rụng xuống (vừa chín tới) tuy đã thơm phưng phức nhưng thường người ta để dăm ba bữa, khi quách đã chín mùi, vỏ mềm mới dùng dao xẻ đôi trái, lấy muỗng múc hết ruột quách cho vào ly, thêm đường đánh tan đều, cho đá đã đập nhỏ vào. Đơn giản thế mà lại có được một ly nước thanh mát giải nhiệt. Những ai lần đầu thưởng thức, sẽ khó chịu đôi chút vì chưa quen mùi thơm, vị lạ đặc trưng của quách nhưng uống rồi đến ly thứ hai, thứ ba thì thèm ngay.

trái quách
trái quách


Người sành quách không thể bỏ qua món rượu quách. Ở Trà Vinh, những ai trồng quách bao giờ trong nhà cũng có một thẩu rượu quách. Khi có khách quý hoặc người thân đến thăm thế nào cũng mang ra lai rai vài câu chuyện. Rượu quách không những thơm ngon, người uống nếu theo giờ giấc, liều lượng nhất định thì rượu không những là đặc sản mà còn là vị thuốc bổ, giúp con người ta cường gân cốt, bổ thận, nhuận tràng, dễ tiêu…

Thường người ta dùng rượu gạo hoặc nếp để ngâm. Có nhiều cách pha chế rượu quách. Chọn những quả chín tròn trịa, mặt ngoài không có vết xước hay thủng sâu. Dùng ruột quách ngâm hòa cùng với rượu, hoặc bổ quả quách ra làm những miếng vừa cho vào chum rượu, cũng có thể dùng dao khoét vài lổ trên trái quách rồi để nguyện trái ngâm với rượu. Dù cách nào đi nữa khi thành phẩm rượu phải trong, còn nguyên mùi thơm của quách mới đạt.



Rời xa vùng đất Trà Vinh, có lẽ trong mỗi chúng tôi không chỉ nhớ đến bánh tét Trà Cuốn, bánh canh Bến Có, bún nước lèo,... mà còn nhớ hoài cái hương vị thơm nồng của trái quách nơi đây.

  
Thanh Ly

Nov 7, 2012

Miền Tây những ngày này bước vào mùa nước nổi, đây là dịp người dân bản xứ khai thác hiệu quả sản vật để chế biến những món ăn ngon trong đó không thể không kể đến món bông súng.

Bông súng nở rực ao. Ảnh internet
Bông súng nở rực ao

Hái bông súng mùa nước nổi.
Hái bông súng mùa nước nổi.

Bông súng là loài cây dại mọc nơi ao hồ hoặc ở những thửa ruộng thấp vào mùa nước nổi ở miền Tây. Loài cây này vươn lên theo nước lũ, nước càng dâng cao thì cuống lá, cọng càng dài. Lá trải rộng trên mặt nước và hoa màu trắng hay màu hồng vươn lên khỏi mặt nước trông rất đẹp.

Cọng bông súng được bày bán ở chợ.
Cọng bông súng được bày bán ở chợ.


Bông súng mùa nước

Miền Tây những ngày này bước vào mùa nước nổi, đây là dịp người dân bản xứ khai thác hiệu quả sản vật để chế biến những món ăn ngon trong đó không thể không kể đến món bông súng.

Bông súng nở rực ao. Ảnh internet
Bông súng nở rực ao

Hái bông súng mùa nước nổi.
Hái bông súng mùa nước nổi.

Bông súng là loài cây dại mọc nơi ao hồ hoặc ở những thửa ruộng thấp vào mùa nước nổi ở miền Tây. Loài cây này vươn lên theo nước lũ, nước càng dâng cao thì cuống lá, cọng càng dài. Lá trải rộng trên mặt nước và hoa màu trắng hay màu hồng vươn lên khỏi mặt nước trông rất đẹp.

Cọng bông súng được bày bán ở chợ.
Cọng bông súng được bày bán ở chợ.


Hàng năm, cứ đến mùa nước nổi tháng 6- 11 ÂL là đồng ruộng ở khu vực ĐBSCL lại ngập tràn. Thời gian này cũng là mùa nông nhàn của người dân vì mùa vụ hầu như đã thu hoạch hết. Bà con thường nuôi trồng các loại cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản để tăng thu nhập.

củ ấu ra hoa
củ ấu ra hoa


Ấu là một trong những cây mà nhiều người dân chọn để trồng nhằm tăng thu nhập trong mùa lũ. Đơn giản ấu là loài cây thủy sinh thường sống ở những nơi ngập nước. Cây ấu có thể sống được quanh năm, nhưng chúng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao vào mùa mưa. Mùa nước nổi ở ĐBSCL rất thuận lợi để trồng vụ ấu. Thực tế mấy năm qua, cây ấu đã giúp cho nhiều gia đình nông dân cải thiện cuộc sống của mình trong suốt mùa nước nổi.

củ ấu ra hoa


Mùa Ấu miền Tây

Hàng năm, cứ đến mùa nước nổi tháng 6- 11 ÂL là đồng ruộng ở khu vực ĐBSCL lại ngập tràn. Thời gian này cũng là mùa nông nhàn của người dân vì mùa vụ hầu như đã thu hoạch hết. Bà con thường nuôi trồng các loại cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản để tăng thu nhập.

củ ấu ra hoa
củ ấu ra hoa


Ấu là một trong những cây mà nhiều người dân chọn để trồng nhằm tăng thu nhập trong mùa lũ. Đơn giản ấu là loài cây thủy sinh thường sống ở những nơi ngập nước. Cây ấu có thể sống được quanh năm, nhưng chúng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao vào mùa mưa. Mùa nước nổi ở ĐBSCL rất thuận lợi để trồng vụ ấu. Thực tế mấy năm qua, cây ấu đã giúp cho nhiều gia đình nông dân cải thiện cuộc sống của mình trong suốt mùa nước nổi.

củ ấu ra hoa


Oct 26, 2012

Lũ miền Tây những ngày qua lên cao làm vỡ đê, ngập nhà, úng hoa màu; nhưng cũng mang lại sản vật dồi dào. Đây là mùa người đồng bằng hái bông điên điển, bứt bông súng, thả lưới cá… kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Lũ miền Tây những ngày qua lên cao làm vỡ đê, ngập nhà, úng hoa màu; nhưng cũng mang lại sản vật dồi dào. Đây là mùa người đồng bằng hái bông điên điển, bứt bông súng, thả lưới cá… kiếm tiền triệu mỗi ngày.



Sống cùng con nước miền Tây

Lũ miền Tây những ngày qua lên cao làm vỡ đê, ngập nhà, úng hoa màu; nhưng cũng mang lại sản vật dồi dào. Đây là mùa người đồng bằng hái bông điên điển, bứt bông súng, thả lưới cá… kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Lũ miền Tây những ngày qua lên cao làm vỡ đê, ngập nhà, úng hoa màu; nhưng cũng mang lại sản vật dồi dào. Đây là mùa người đồng bằng hái bông điên điển, bứt bông súng, thả lưới cá… kiếm tiền triệu mỗi ngày.



Sep 21, 2012

Tổng quan:
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất màu mỡ ở phía Tây Nam Việt Nam, do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, còn gọi là miền Tây Nam Bộ, hay gọi tắt là miền Tây. Diện tích khoảng 40.640,7 km2, chiếm khoảng 12,3% diện tích cả nước. Dân số năm 2007 là 17.524.000 người, chiếm khoảng 20,6% dân số cả nước.


Bản đồ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bản đồ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

Diện tích: 40.604,7 km2 (2007)
Dân số : 17.524.000 người (2007)
Mật độ : 432 người/km2
Dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm
Vùng bao gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương là: tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bến Tre, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ.

ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km với khoảng 360.000 km2 khu vực đặc quyền kinh tế. Phía Tây Bắc giáp Campuchia. Phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Nam giáp Thái Bình Dương. Phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Đây là vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.


Giới thiệu về các tỉnh miền Tây

Tổng quan:
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất màu mỡ ở phía Tây Nam Việt Nam, do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, còn gọi là miền Tây Nam Bộ, hay gọi tắt là miền Tây. Diện tích khoảng 40.640,7 km2, chiếm khoảng 12,3% diện tích cả nước. Dân số năm 2007 là 17.524.000 người, chiếm khoảng 20,6% dân số cả nước.


Bản đồ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bản đồ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

Diện tích: 40.604,7 km2 (2007)
Dân số : 17.524.000 người (2007)
Mật độ : 432 người/km2
Dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm
Vùng bao gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương là: tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bến Tre, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ.

ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km với khoảng 360.000 km2 khu vực đặc quyền kinh tế. Phía Tây Bắc giáp Campuchia. Phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Nam giáp Thái Bình Dương. Phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Đây là vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.


Sep 20, 2012

Con gái miền nào cũng có nét duyên của miền đó. Cũng như trong một vườn hoa thì hoa nào cũng có nét đẹp và ý nghĩa riêng của nó. Có hoa thì nhìn vào thì đã bị mê hoặc bởi màu sắc rực rỡ của nó, có hoa đẹp không nhờ màu sắc nhiều mà do hương thơm ngây ngất lòng của mình. Nét đẹp nào cũng hay nét đẹp nào cũng hấp dẫn . 

Mang nghĩa “Tình bạn ngát hương”, dành tặng cho người bạn gái thân

Hoa Lài mang nghĩa “Tình bạn ngát hương”, dành tặng cho người bạn gái thân

Với bạn tôi luôn luôn thành thật

Hoa Lan với bạn tôi luôn luôn thành thật 

Xinh tươi em gái miền Tây

Con gái miền nào cũng có nét duyên của miền đó. Cũng như trong một vườn hoa thì hoa nào cũng có nét đẹp và ý nghĩa riêng của nó. Có hoa thì nhìn vào thì đã bị mê hoặc bởi màu sắc rực rỡ của nó, có hoa đẹp không nhờ màu sắc nhiều mà do hương thơm ngây ngất lòng của mình. Nét đẹp nào cũng hay nét đẹp nào cũng hấp dẫn . 

Mang nghĩa “Tình bạn ngát hương”, dành tặng cho người bạn gái thân

Hoa Lài mang nghĩa “Tình bạn ngát hương”, dành tặng cho người bạn gái thân

Với bạn tôi luôn luôn thành thật

Hoa Lan với bạn tôi luôn luôn thành thật 

Sep 8, 2012


Vào thời điểm này, Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long xuyên đang đón mùa nước nổi. Mùa nước nổi đến hẹn lại lên, nó đã đi sâu vào kí ức của biết bao thế hệ người con ở mảnh đất này về tháng 7 trắng đồng bạc nước.

mùa lũ

Mùa nước nổi thường khiến cho cư dân vùng ngập nước long đong, vất vả nhưng nơi đây lại được bù đắp như một sự tạ lỗi của thiên nhiên vì thế mùa nước nổi đã đem đến cho con người bao sản  vật, ....

Quê Tôi Mùa Nước Nổi


Vào thời điểm này, Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long xuyên đang đón mùa nước nổi. Mùa nước nổi đến hẹn lại lên, nó đã đi sâu vào kí ức của biết bao thế hệ người con ở mảnh đất này về tháng 7 trắng đồng bạc nước.

mùa lũ

Mùa nước nổi thường khiến cho cư dân vùng ngập nước long đong, vất vả nhưng nơi đây lại được bù đắp như một sự tạ lỗi của thiên nhiên vì thế mùa nước nổi đã đem đến cho con người bao sản  vật, ....

Jun 29, 2012

      Nhắc đến Tiền Giang, chúng ta nhấc đến mảnh đất trù phú, những cánh đồng lúa bạt ngàn, những vườn trái cây sum suê, trĩu quả bốn mùa. Và nhấc đến những con người chất phác, thật thà, sống nghĩa tình, thủy chung và đặc biệt rất hiếu khách. 
 
      Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiền Giang là trục giao giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chi Minh và Đông Nam Bộ. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền hiền hòa như luôn tươi mát quanh năm. Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Bờ biển dài 32km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua…) và phát triển kinh tế biển. Khí hậu Tiền Giang chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

       Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến hàng năm đều tăng. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định , lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… các điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm. Những điểm du lịch nổi tiếng ở Tiền Giang mà chúng ta phải kể đến là :

  CHỢ NỔI CÁI BÈ


chợ nổi cái bè

    Vị trí: Chợ nổi Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nằm ở đoạn sông Tiền Giang giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.
    Đặc điểm: Chợ Cái Bè là chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chợ diễn ra trên sông, họp suốt ngày đêm trên quy mô lớn. Hàng hoá rất đa dạng, phong phú. Cái Bè là huyện

Tiền Giang dễ đến khó đi

      Nhắc đến Tiền Giang, chúng ta nhấc đến mảnh đất trù phú, những cánh đồng lúa bạt ngàn, những vườn trái cây sum suê, trĩu quả bốn mùa. Và nhấc đến những con người chất phác, thật thà, sống nghĩa tình, thủy chung và đặc biệt rất hiếu khách. 
 
      Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiền Giang là trục giao giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chi Minh và Đông Nam Bộ. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền hiền hòa như luôn tươi mát quanh năm. Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Bờ biển dài 32km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua…) và phát triển kinh tế biển. Khí hậu Tiền Giang chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

       Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến hàng năm đều tăng. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định , lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… các điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm. Những điểm du lịch nổi tiếng ở Tiền Giang mà chúng ta phải kể đến là :

  CHỢ NỔI CÁI BÈ


chợ nổi cái bè

    Vị trí: Chợ nổi Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nằm ở đoạn sông Tiền Giang giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.
    Đặc điểm: Chợ Cái Bè là chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chợ diễn ra trên sông, họp suốt ngày đêm trên quy mô lớn. Hàng hoá rất đa dạng, phong phú. Cái Bè là huyện